Tư Vấn Enterline & Partners | info@enterlinepartners.com

Tìm kiếm
Close this search box.

Chuyện gì sẽ đến đối với LPR nếu họ đang không cư trú ở Hoa Kỳ trong hơn một năm qua do chịu ảnh hưởng bởi các hạn chế đi lại trong đại dịch COVID-19?

Chịu tác động mạnh mẽ từ các quy định hạn chế đi lại giữa các quốc gia do đại dịch COVID-19 gây ra, cá nhân đang giữ tình trạng Thường Trú Nhân (“LPR”) đang bị mắc kẹt ở nước ngoài và do đó không thể trở lại Hoa Kỳ, họ là những người không có ý định từ bỏ tình trạng LPR của mình. Tất cả thường trú nhân đều nhận được giấy tờ tuỳ thân để xác định tình trạng của mình, được gọi là Mẫu đơn I-551, trên thực tế được biết đến là “thẻ xanh”. Thẻ xanh được xem là thị thực nhập cư nếu LPR đang không cư trú ở Hoa Kỳ dưới một năm. Trong trường hợp thời gian này là trên một năm thì sẽ như thế nào, hiện nay đang có một giả định rằng LPR đã từ bỏ tình trạng nhập cư của mình và thẻ xanh này có thể không còn được xem là chứng từ nhập cảnh hợp lệ.

Trong khi đó thẻ xanh có thể vẫn còn thời hạn và có giá trị sử dụng, và LPR có thể lên máy bay để nhập cảnh vào Hoa Kỳ mặc dù đã không cư trú ở quốc gia này hơn một năm qua, việc thừa nhận tình trạng của LPR sẽ được xác định thông qua một cuộc phỏng vấn với viên chức thuộc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (“CBP”) khi đến Cảng nhập cảnh (“POE”). Một LPR, đang lo ngại về các vấn đề khi đối mặt với CBP tại POE qua đường hàng không, đường bộ hoặc đường biển do vắng mặt tại Hoa Kỳ một năm hoặc lâu hơn nên cân nhắc nộp đơn xin Thị thực Thường trú Trở lại SB-1 tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ gần nhất. Thị thực Thường trú Trở lại SB-1 được cấp cho một LPR đã ở bên ngoài Hoa Kỳ hơn một năm và sự vắng mặt của người đó được coi là “kéo dài ngoài tầm kiểm soát của họ”. Ví dụ về thời gian lưu trú kéo dài của LPR bên ngoài Hoa Kỳ có thể bao gồm các trường hợp khẩn cấp về y tế, các vấn đề quan trọng về gia đình và tài chính và gần đây nhất là các hạn chế đi lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là rào cản việc LPR quay trở lại Hoa Kỳ.

Thường Trú Nhân đang tìm kiếm Thị thực Thường trú Trở lại SB-1 do đại dịch COVID-19 và hiện đang lưu trú trong khu vực Châu Á được khuyến khích liên hệ với chúng tôi tại info@enterlinepartners.com  và trao đổi với các luật sư nhập cư Hoa Kỳ tại văn phòng TP. Hồ Chí Minh, Manila và Đài Bắc. Các luật sư nhập cư của chúng tôi có hơn ba thập kỷ kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng tại cơ quan Lãnh sự của Hoa Kỳ được đặt ở Châu Á.

CT TNHH ENTERLINE & PARTNERS

Văn phòng TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phòng 601, Tầng 6, Saigon Tower
29 Lê Duẩn
Phường Bến Nghé, Quận 1
Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: +84 933 301 488

Email: info@enterlinepartners.com

Facebook: Enterline & Partners – Dịch vụ Thị thực và Định cư Hoa Kỳ

Website: http://enterlinepartners.com

Văn phòng Manila, Philippines

Khối 2507 Cityland 10 Tòa số 1
156 đường H.V. Dela Costa
Thành phố Makati, Philippines 1209

Điện thoại: +632 5310 1491

Email: info@enterlinepartners.com

Facebook: Enterline and Partners Philippines

Website: https://enterlinepartners.com/language/en/welcome/

Quyền tác giả 2020. Bài viết này chỉ có mục đích cung cấp thông tin và không phải là tư vấn pháp lý. Nội dung của bài viết sẽ có thể được thay đổi vào bất cứ lúc nào, có hoặc không có thông báo. Các quan điểm được bộc lộ trong bài chi là của riêng Enterline & Partners.

Danh mục
Tin tức liên quan
CTA_Collection

Over 18,000 successful customers with Enterline &
Partners, realizing the dream of immigration

Tin tức mới nhất

THỊ THỰC KHÔNG NHẬP CƯ K-3 LÀ GÌ?

Thị thực K-3 là thị thực không nhập cư cho phép vợ/chồng người nước ngoài của công dân Hoa Kỳ nhập cảnh vào Mỹ khi Mẫu đơn I-130 – Bảo Lãnh cho Thân Nhân Nước Ngoài (Đơn I-130) trong thời gian chờ xử lý của Sở Di trú và Nhập

Read more >

Tôi có thể gửi Lá phiếu Vắng mặt của mình đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ cho Cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới không?

Trong bài đăng trước đó chúng ta đã thảo luận về việc ai có thể bỏ phiếu trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và cách công dân Mỹ hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài (như là Việt Nam, Philippines và Đài Loan) có thể gửi

Read more >