Tư Vấn Enterline & Partners | info@enterlinepartners.com

Tìm kiếm
Close this search box.

Chương Trình Nhập Cảnh Không Cần Tem Của Cơ Quan Hải Quan Và Bảo Vệ Biên Giới

Từ tháng 4 năm 2022, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (“CBP”) đã triển khai chương trình “Đơn giản hóa nhập cảnh” tại tất cả các Cảng nhập cảnh bao gồm 238 sân bay, 34 cảng biển và cảng đất liền. Là một phần của chương trình đó, vào tháng 8 năm 2022, CBP đã triển khai một chương trình thí điểm có tên là “Nhập cảnh không cần tem” để loại bỏ con dấu trên hộ chiếu tại thời điểm nhập cảnh.

Kể từ tháng 10 năm 2022, CBP xác nhận rằng chương trình này được áp dụng vĩnh viễn và sẽ còn được mở rộng hơn nữa. Trong khi các nhân viên CBP có thể tiếp tục đóng dấu hộ chiếu theo yêu cầu, một số cảng không tuân thủ những yêu cầu này. Tuy nhiên, những người nước ngoài nhập cảnh được khuyến khích luôn lấy bản I-94 kê khai thông tin đi và đến của mình từ hệ thống trực tuyến của CBP. Hành khách cũng nên kiểm tra lịch sử I-94 của mình mỗi khi vào Hoa Kỳ và nhanh chóng điều chỉnh nếu cần thiết.

Mặc dù mục tiêu của chương trình nhằm khiến cho thủ tục hiệu quả hơn, nhưng việc Nhập cảnh không cần tem sẽ gây khó khăn đối với nhiều công dân nước ngoài vì con dấu trên hộ chiếu của người có thị thực không-định-cư có thể được sử dụng làm bằng chứng quan trọng để duy trì trạng thái, có thể kể tên một vài vấn đề như việc thu hồi thị thực H và L hoặc L-1. Hơn nữa, hệ thống trực tuyến I-94 của CBP không phải lúc nào cũng chính xác trong khi dữ liệu lịch sử du lịch quốc tế có thể hữu ích cho mục đích chứng minh “nơi cư trú” khi khai thuế và các vấn đề khác chẳng hạn như chứng minh sự có mặt tại Hoa Kỳ hay để nhập quốc tịch và lấy quyền công dân cho trẻ em ở ngoài Hoa Kỳ. Ngoài ra, Cơ quan An sinh Xã hội và Bộ Phương tiện Cơ giới của tiểu bang thường yêu cầu xem con dấu nhập cảnh để xác minh tình trạng. Vẫn còn phải xem các cơ quan này sẽ chuyển sang việc chỉ dựa vào I-94 để làm bằng chứng nhập cảnh hợp pháp như thế nào.

Chúng tôi khuyến khích quý khách nên thường xuyên truy cập trang web của CBP và tải xuống bản I-94 để kiểm tra thông tin và đồng thời lưu giữ một bản sao, cho dù là dưới dạng bản mềm.

Để biết thông tin về các vấn đề nhập cư và thị thực Hoa Kỳ, hãy liên hệ với chúng tôi tại info@enterlinepartners.com và trao đổi trực tiếp với luật sư di trú Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Manila và Đài Bắc.

Quyền tác giả 2023. Bài viết này chỉ có mục đích cung cấp thông tin và không phải là tư vấn pháp lý. Nội dung của bài viết sẽ có thể được thay đổi vào bất cứ lúc nào, có hoặc không có thông báo. Các quan điểm được bộc lộ trong bài chi là của riêng Enterline & Partners.

CT TNHH ENTERLINE & PARTNERS

Văn phòng TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phòng 601, Tầng 6, Saigon Tower
29 Lê Duẩn
Phường Bến Nghé, Quận 1
Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: +84 933 301 488

Email: info@enterlinepartners.com

Facebook: Enterline & Partners – Dịch vụ Thị thực và Định cư Hoa Kỳ

TikTok: @eapvn

YouTube: @EnterlineAndPartnersConsulting

Website: http://enterlinepartners.com

Văn phòng Manila, Philippines

Tầng 37 Tòa nhà LKG
Số 6801 Đại lộ Ayala
Thành phố Makati, Philippines 1226

Điện thoại: +63 917 543 7926

Email: info@enterlinepartners.com

Facebook: Enterline and Partners Philippines

Website: https://enterlinepartners.com/language/en/welcome/

Quyền tác giả 2023. Bài viết này chỉ có mục đích cung cấp thông tin và không phải là tư vấn pháp lý. Nội dung của bài viết sẽ có thể được thay đổi vào bất cứ lúc nào, có hoặc không có thông báo. Các quan điểm được bộc lộ trong bài chi là của riêng Enterline & Partners.

Danh mục
Tin tức liên quan
CTA_Collection

Over 18,000 successful customers with Enterline &
Partners, realizing the dream of immigration

Tin tức mới nhất

THỊ THỰC KHÔNG NHẬP CƯ K-3 LÀ GÌ?

Thị thực K-3 là thị thực không nhập cư cho phép vợ/chồng người nước ngoài của công dân Hoa Kỳ nhập cảnh vào Mỹ khi Mẫu đơn I-130 – Bảo Lãnh cho Thân Nhân Nước Ngoài (Đơn I-130) trong thời gian chờ xử lý của Sở Di trú và Nhập

Read more >

Tôi có thể gửi Lá phiếu Vắng mặt của mình đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ cho Cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới không?

Trong bài đăng trước đó chúng ta đã thảo luận về việc ai có thể bỏ phiếu trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và cách công dân Mỹ hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài (như là Việt Nam, Philippines và Đài Loan) có thể gửi

Read more >