Thị thực K-3 là thị thực không nhập cư được cấp cho vợ/chồng người nước ngoài kết hôn với công dân Hoa Kỳ. Giống như thị thực K-1, thị thực K-3 cũng được cấp bằng cách nộp Mẫu đơn I-129F dành cho hôn phu/ hôn thê người nước ngoài (“Đơn I-129F”) nhằm mục đích rút ngắn thời gian cách xa giữa hai vợ chồng và cho phép người vợ/chồng nước ngoài nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong khi chờ thị thực nhập cư của họ được phê duyệt. Tuy nhiên, không giống như thị thực nhập cư diện CR-1/IR-1 cho phép vợ/chồng người nước ngoài đến Hoa Kỳ với tư cách là người nhập cư và được cấp tình trạng thường trú nhân có điều kiện cùng “Thẻ xanh” có điều kiện sau khi nhập cảnh, thị thực K-3 yêu cầu người vợ/chồng nước ngoài đến Hoa Kỳ trước và sau đó nộp đơn Điều chỉnh Tình trạng (“AOS”) cũng như giấy phép làm việc và giấy thông hành. Một khi AOS được cấp, người phối ngẫu nước ngoài sẽ được cấp Thẻ Xanh với những quyền lợi tương tự người tới Hoa Kỳ với tư cách là người nhập cư bằng cách nộp đơn xin thị thực nhập cư CR-1/IR-1.
Những điều kiện để xin thị thực K-3 là gì?
Để đủ điều kiện xin thị thực K-3, người phối ngẫu nước ngoài và công dân Hoa Kỳ phải kết hôn hợp pháp và trước tiên phải nộp Đơn I-130 – Đơn Bảo Lãnh Cho Thân Nhân Nước Ngoài (“Đơn I-130”) cho Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (“USCIS”). Sau khi nhận được biên nhận hồ sơ từ USCIS, Đơn I-129F sẽ được nộp. Nếu USCIS chấp thuận Đơn I-129F trước Đơn I-130 thì tiếp theo đương đơn xin thị thực K-3 (và con riêng xin thị thực K-4) sẽ nộp Đơn xin Thị thực Không định cư Trực tuyến DS-160 sau đó. Sau khi khám sức khỏe, người phối ngẫu và con phụ thuộc sẽ đi phỏng vấn xin thị thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ trước khi được cấp thị thực K-3 (và thị thực K-4).
Thị thực K-3 có phải là một phương án thay thế cho thị thực nhập cư CR-1/ IR-1?
Mặc dù việc đồng thời nộp đơn xin thị thực K-3 và thị thực nhập cư CR-1/IR-1 không có hại gì, nhưng đương đơn nên lưu ý rằng Đơn I-130 có thể sẽ được chấp thuận trước khi Đơn I-129F, và nếu điều đó xảy ra, Đơn I-129F sẽ bị hủy bỏ. Khi người vợ/chồng nhập cảnh vào Hoa Kỳ, người đó sẽ trở thành thường trú nhân và sẽ nhận được Thẻ xanh ngay sau đó. Không cần phải xin giấy phép làm việc hay giấy thông hành. Ngoài ra, mặc dù CR-1/IR-1 là quy trình cấp thị thực nhập cư và có thể mất nhiều thời gian hơn một chút, phí xin thị thực sẽ thấp hơn mức phí dành cho quy trình AOS. Cuối cùng, về lâu dài, các đơn đăng ký AOS thường mất thời gian đáng kể để được hoàn thành vì bị tồn đọng tại USCIS và người phối ngẫu sẽ phải nộp đơn xin giấy phép làm việc và giấy thông hành. Bởi vì sự khác biệt này, chúng tôi thường không khuyến khích nộp Đơn I-129F và đây là điều mà người bảo lãnh nên cân nhắc cẩn thận dựa trên hoàn cảnh của mình.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại info@enterlinepartners.com và trao đổi với luật sư nhập cư Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Manila và Đài Bắc.
CT TNHH ENTERLINE & PARTNERS
Văn phòng TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phòng 601, Tầng 6, Saigon Tower
29 Lê Duẩn
Phường Bến Nghé, Quận 1
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: +84 933 301 488
Email: info@enterlinepartners.com
Facebook: Enterline & Partners – Dịch vụ Thị thực và Định cư Hoa Kỳ
Website: http://enterlinepartners.com
Văn phòng Manila, Philippines
Số 6801 Đại lộ Ayala
Thành phố Makati, Philippines 1226
Điện thoại: +632 5310 1491
Email: info@enterlinepartners.com
Facebook: Enterline and Partners Philippines
Website: https://enterlinepartners.com/language/en/welcome/
Quyền tác giả 2022. Bài viết này chỉ có mục đích cung cấp thông tin và không phải là tư vấn pháp lý. Nội dung của bài viết sẽ có thể được thay đổi vào bất cứ lúc nào, có hoặc không có thông báo. Các quan điểm được bộc lộ trong bài chi là của riêng Enterline & Partners.