Tư Vấn Enterline & Partners | info@enterlinepartners.com

Tìm kiếm
Close this search box.

Việc bị từ chối theo điều khoản 214(b) có ý nghĩa gì trong Luật Di trú Hoa Kỳ?

Lý do từ chối theo điều khoản 214(b) trong luật nhập cư Hoa Kỳ là một phần cụ thể trong Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch (“INA”), thường được viện dẫn khi viên chức lãnh sự Hoa Kỳ từ chối đơn xin thị thực không-định-cư. Mục này được áp dụng chủ yếu cho những cá nhân nộp đơn xin thị thực ngắn hạn (B-1 đi công tác hoặc B-2 đi du lịch) nhưng cũng có thể áp dụng cho các loại thị thực không-định-cư khác như F-1, E-2 và L-1.

Nếu viên chức lãnh sự đưa ra lời từ chối theo điều 214(b) thì nghĩa là viên chức đó tin rằng người nộp đơn xin thị thực không chứng minh được đầy đủ mối quan hệ của mình với đất nước quê hương cũng như việc đương đơn không có lý do chính đáng để quay trở lại sau chuyến thăm tạm thời tới Hoa Kỳ. Bản chất là viên chức lãnh sự lo ngại rằng đương đơn có thể sẽ cố ở lại Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp khi đã quá hạn thị thực.

Các yếu tố phổ biến có thể dẫn đến việc bị từ chối theo điều khoản 214(b):

  1. Thiếu mối quan hệ chặt chẽ: Người nộp đơn có thể không có mối quan hệ chặt chẽ với đất nước quê hương, chẳng hạn như gia đình, việc làm, tài sản hoặc các mối quan hệ quan trọng khác – đây là những yếu tố sẽ khuyến khích họ quay trở lại.
  2. Nguồn tài chính không đủ mạnh: Viên chức lãnh sự có thể tin rằng người nộp đơn không có đủ nguồn tài chính để tự hỗ trợ bản thân trong chuyến đi mà không tìm kiếm việc làm ở Hoa Kỳ.
  3. Vi phạm luật nhập cư trước đây: Nếu người nộp đơn có tiền sử ở lại quá hạn thị thực hoặc vi phạm luật nhập cư của Hoa Kỳ, điều đó có thể góp phần dẫn đến việc bị từ chối theo điều 214(b).
  4. Tài liệu không đầy đủ: Tài liệu do người nộp đơn cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác cũng có thể dẫn đến việc bị từ chối.

Điều quan trọng cần lưu ý là việc bị từ chối theo điều khoản 214(b) không nhất thiết có nghĩa là người nộp đơn vĩnh viễn không đủ điều kiện xin thị thực Hoa Kỳ. Việc bị từ chối chỉ đơn giản có nghĩa là đương đơn không chứng minh được tính đủ điều kiện ngay tại thời điểm nộp đơn. Đương đơn có thể nộp đơn xin thị thực lại lần nữa kèm theo các tài liệu hoặc bằng chứng bổ sung mới để giải quyết những lo ngại mà viên chức lãnh sự đã nêu ra hoặc khi có sự thay đổi trong mục đích tới Hoa Kỳ hay hoàn cảnh của họ.

Mỗi đơn xin thị thực được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể và người nộp đơn có trách nhiệm chứng minh mình đủ điều kiện. Việc tham vấn với luật sư di trú hoặc tìm kiếm hướng dẫn từ Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ có thể hữu ích cho những cá nhân đã bị từ chối 214(b) và muốn nộp đơn lại.

Để biết thêm thông tin về việc lý do từ chối theo điều khoản 214(b), bạn có thể truy cập trang web của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ info@enterlinepartners.com để trao đổi trực tiếp với luật sư nhập cư Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Manila và Đài Bắc.

Văn phòng TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

146C7 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền,
Quận 2, TP Thủ Đức,
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: +84 933 301 488
Email: info@enterlinepartners.com
Facebook: Enterline & Partners – Dịch vụ Thị thực và Định cư Hoa Kỳ
TikTok: @eapvn
YouTube: @EnterlineAndPartnersConsulting
Website: http://enterlinepartners.com

Văn phòng Manila, Philippines

Tầng 37 Tòa nhà LKG
Số 6801 Đại lộ Ayala
Thành phố Makati, Philippines 1226

Điện thoại: +63 917 543 7926

Email: info@enterlinepartners.com
Facebook: Enterline and Partners Philippines
Website: https://enterlinepartners.com/language/en/welcome/

Quyền tác giả 2023. Bài viết này chỉ có mục đích cung cấp thông tin và không phải là tư vấn pháp lý. Nội dung của bài viết sẽ có thể được thay đổi vào bất cứ lúc nào, có hoặc không có thông báo. Các quan điểm được bộc lộ trong bài chi là của riêng Enterline & Partners.

Danh mục
Tin tức liên quan
CTA_Collection

Over 18,000 successful customers with Enterline &
Partners, realizing the dream of immigration

Tin tức mới nhất

Chương Trình Thông Quan Trước Của CBP Là Gì?

CBP Preclearance là chương trình do Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) điều hành, cho phép du khách đến Hoa Kỳ hoàn tất thủ tục kiểm tra nhập cư, hải quan và nông nghiệp trước khi khởi hành đến Mỹ, thay vì làm thủ

Read more >