Tư Vấn Enterline & Partners | info@enterlinepartners.com

Tìm kiếm
Close this search box.

DHS đề xuất quy tắc mới về thời gian học cụ thể cho cá nhân có thị thực F và J

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (“DHS”) đã công bố một bộ quy tắc được đề xuất trước đó, nhằm đưa ra khung thời gian lưu trú cụ thể được áp dụng đối với sinh viên quốc tế hiện đang du học theo diện F và chương trình trao đổi sinh viên diện J. Theo quy tắc được đề xuất, hiện nay trong khuôn khổ của DHS cho phép công dân nước ngoài có thị thực diện F và J sẽ được duy trì tình trạng lưu trú tại Hoa Kỳ nếu họ tuân thủ các điều kiện theo học của chương trình đưa ra, các điều kiện này sẽ được xoá bỏ và có ngày kết thúc không quá bốn năm. Công dân nước ngoài đến từ các quốc gia có tỷ lệ quá hạn visa cao (hơn 10% trong tổng số người có thị thực diện sinh viên và diện trao đổi) sẽ có thời gian lưu trú cố định hai năm.

Các biện pháp đề xuất được đưa ra nhằm ngăn chặn các vi phạm về nhập cư cũng như khuyến khích sự tuân thủ về mặt thời gian đối với chủ thể được áp dụng. Ông Ken Cuccinelli, Phó tổng thư ký DHS cho biết, “nỗ lực này sẽ tạo ra một khung thời gian lưu trú cố định áp dụng cho đối tượng là người nước ngoài xác định, phù hợp với hầu hết các phân loại thị thực tạm thời khác, trong khi vẫn cho phép các đối tượng này cơ hội gia hạn thời gian lưu trú hợp pháp hoặc đăng ký lại ở thời điểm phù hợp. Việc sửa đổi các quy định liên quan này là rất quan trọng trong việc cải thiện cơ chế giám sát; ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn từ các đối thủ nước ngoài lợi dụng môi trường giáo dục của đất nước; và thực thi đúng đắn và củng cố pháp luật về nhập cư của Hoa Kỳ.”

DHS lưu ý rằng khi những người đang có thị thực F và J được chấp nhận vào học theo khung của chương trình hoặc việc lưu trú sẽ được tự động gia hạn theo chương trình học, không quá bốn năm, chỉ được áp dụng khi quy tắc có hiệu lực áp dụng, DHS có thể xem xét các yếu tố bổ sung để áp dụng cho khung thời gian hai năm, chẳng hạn như: người nước ngoài được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nằm trong danh sách Khủng bố được Nhà nước bảo trợ của Bộ Ngoại giao; ngay cả khi trường hoặc nhà bảo trợ chương trình đạt thành tích tốt trong chương trình E-Verify; và đối với sinh viên theo học diện F, ngay cả khi trường theo học được cơ quan kiểm định thuộc Bộ Giáo dục Hoa Kỳ công nhận.

Để biết thêm thông tin về chính sách đề xuất của DHS, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay tại info@enterlinepartners.com và sắp xếp trao đổi cùng với luật sư nhập cư Hoa Kỳ của chúng tôi tại TP. Hồ Chí Minh, Manila và Đài Bắc

CT TNHH ENTERLINE & PARTNERS

Văn phòng TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phòng 601, Tầng 6, Saigon Tower
29 Lê Duẩn
Phường Bến Nghé, Quận 1
Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: +84 933 301 488

Email: info@enterlinepartners.com

Facebook: Enterline & Partners – Dịch vụ Thị thực và Định cư Hoa Kỳ

Website: http://enterlinepartners.com

Văn phòng Manila, Philippines

Khối 2507 Cityland 10 Tòa số 1
156 đường H.V. Dela Costa
Thành phố Makati, Philippines 1209

Điện thoại: +632 5310 1491

Email: info@enterlinepartners.com

Facebook: Enterline and Partners Philippines

Website: https://enterlinepartners.com/language/en/welcome/

Quyền tác giả 2020. Bài viết này chỉ có mục đích cung cấp thông tin và không phải là tư vấn pháp lý. Nội dung của bài viết sẽ có thể được thay đổi vào bất cứ lúc nào, có hoặc không có thông báo. Các quan điểm được bộc lộ trong bài chi là của riêng Enterline & Partners.

Danh mục
Tin tức liên quan
CTA_Collection

Over 18,000 successful customers with Enterline &
Partners, realizing the dream of immigration

Tin tức mới nhất

THỊ THỰC KHÔNG NHẬP CƯ K-3 LÀ GÌ?

Thị thực K-3 là thị thực không nhập cư cho phép vợ/chồng người nước ngoài của công dân Hoa Kỳ nhập cảnh vào Mỹ khi Mẫu đơn I-130 – Bảo Lãnh cho Thân Nhân Nước Ngoài (Đơn I-130) trong thời gian chờ xử lý của Sở Di trú và Nhập

Read more >

Tôi có thể gửi Lá phiếu Vắng mặt của mình đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ cho Cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới không?

Trong bài đăng trước đó chúng ta đã thảo luận về việc ai có thể bỏ phiếu trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và cách công dân Mỹ hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài (như là Việt Nam, Philippines và Đài Loan) có thể gửi

Read more >