Tư Vấn Enterline & Partners | info@enterlinepartners.com

Tìm kiếm
Close this search box.

Cập nhật Chính sách của USCIS cho “Yêu cầu cung cấp bằng chứng” và “Thông báo ý định từ chối”

Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (“USCIS”) đã ban hành cẩm nang thực hiện chính sách mới trong Sổ tay Chính sách USCIS để giải quyết các trường hợp mà những viên chức phải đưa ra Yêu cầu Bằng chứng (“RFE”) và Thông báo Ý định Từ chối (“NOID”).

Vào năm 2013, USCIS đã công bố cẩm nang hướng dẫn viên chức trong việc cấp RFE đối với các trường hợp không đủ bằng chứng trước khi từ chối các trường hợp đó trừ khi viên chức xác định rằng không có khả năng người yêu cầu phúc lợi có thể vượt qua quyết định không đủ điều kiện bằng cách gửi thêm bằng chứng. Vào năm 2018, USCIS đã hủy bỏ chính sách “không có khả năng xảy ra” này và ban hành hướng dẫn nêu rõ rằng các viên chức có thể từ chối các yêu cầu phúc lợi do thiếu bằng chứng ban đầu mà không cần gửi RFE hoặc NOID trước.

Sự thay đổi chính sách năm 2018 dẫn đến việc USCIS đã từ chối một số người yêu cầu phúc lợi được hưởng một số quyền lợi nhập cư mặc dù họ có thể chứng minh tính đủ điều kiện của mình nếu có cơ hội cung cấp thêm bằng chứng. Những người yêu cầu phúc lợi đủ điều kiện này phải mở lại hồ sơ của họ hoặc nộp một yêu cầu phúc lợi khác để cung cấp bằng chứng bổ sung nhằm xác định tính đủ điều kiện của họ và cuối cùng là nhận được quyền lợi nhập cư. Do đó, việc từ chối các trường hợp như vậy không chỉ làm tăng gánh nặng cho người yêu cầu phúc lợi mà còn sử dụng không hiệu quả các nguồn lực của USCIS. Trong những trường hợp như vậy, việc sử dụng RFE hoặc NOID, thay vì từ chối, thường tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho cả người yêu cầu phúc lợi và USCIS.

Để giảm bớt các rào cản có thể gây cản trở việc tiếp cận các quyền lợi nhập cư và đảm bảo cơ quan nhà nước xử lý công bằng và hiệu quả những yêu cầu này, USCIS đang áp dụng trở lại các nguyên tắc của chính sách năm 2013 bằng cách ban hành RFE và NOID khi mà bằng chứng bổ sung có thể chứng minh tính đủ điều kiện nhận quyền lợi nhập cư. Chính sách này sẽ đảm bảo rằng người yêu cầu phúc lợi được tạo cơ hội để sửa chữa những sai lầm vô ý và thiếu sót không chủ ý, đồng thời sẽ giúp bảo vệ cả người yêu cầu phúc lợi và cơ quan khỏi việc sử dụng các nguồn lực bổ sung một cách không cần thiết.

Nếu bạn có thắc mắc về RFE hay NOID, hoặc có những câu hỏi khác về nhập cư Hoa Kỳ, hãy liên hệ với chúng tôi tại info@enterlinepartners.com  và trao đổi với luật sư nhập cư Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Manila và Đài Bắc.

CT TNHH ENTERLINE & PARTNERS

Văn phòng TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phòng 601, Tầng 6, Saigon Tower
29 Lê Duẩn
Phường Bến Nghé, Quận 1
Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: +84 933 301 488

Email: info@enterlinepartners.com

Facebook: Enterline & Partners – Dịch vụ Thị thực và Định cư Hoa Kỳ

Website: http://enterlinepartners.com

Văn phòng Manila, Philippines

Tầng 37 Tòa nhà LKG
Số 6801 Đại lộ Ayala
Thành phố Makati, Philippines 1226

Điện thoại: +632 5310 1491

Email: info@enterlinepartners.com

Facebook: Enterline and Partners Philippines

Website: https://enterlinepartners.com/language/en/welcome/

Quyền tác giả 2021. Bài viết này chỉ có mục đích cung cấp thông tin và không phải là tư vấn pháp lý. Nội dung của bài viết sẽ có thể được thay đổi vào bất cứ lúc nào, có hoặc không có thông báo. Các quan điểm được bộc lộ trong bài chi là của riêng Enterline & Partners.

Danh mục
Tin tức liên quan
CTA_Collection

Over 18,000 successful customers with Enterline &
Partners, realizing the dream of immigration

Tin tức mới nhất

THỊ THỰC KHÔNG NHẬP CƯ K-3 LÀ GÌ?

Thị thực K-3 là thị thực không nhập cư cho phép vợ/chồng người nước ngoài của công dân Hoa Kỳ nhập cảnh vào Mỹ khi Mẫu đơn I-130 – Bảo Lãnh cho Thân Nhân Nước Ngoài (Đơn I-130) trong thời gian chờ xử lý của Sở Di trú và Nhập

Read more >

Tôi có thể gửi Lá phiếu Vắng mặt của mình đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ cho Cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới không?

Trong bài đăng trước đó chúng ta đã thảo luận về việc ai có thể bỏ phiếu trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và cách công dân Mỹ hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài (như là Việt Nam, Philippines và Đài Loan) có thể gửi

Read more >