Mặc dù những người xin cấp thị thực không nhập cư đã được yêu cầu tiết lộ thông tin mạng xã hội cá nhân trên đơn trực tuyến DS-160 kể từ tháng 06 năm 2019, một số người đã được cấp thị thực, như người nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo thị thực công tác và du lịch B-1 / B-2 hay thị thực du học F-1, đã báo cáo lại một số lượng từ chối nhập cảnh tăng lên vì tài khoản mạng xã hội của người khác.
Trong trường hợp gần đây nhất, một người mang quốc tịch Palestine đang sinh sống tại Lebanon đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ với thị thực du học F-1, nơi anh có dự định bắt đầu năm học đầu tiên tại Đại học Harvard. Khi đến sân bay quốc tế Logan tại Boston, Isamil Ajjawi, 17 tuổi, cáo buộc Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (U.S. Customs and Border Protection – CBP) đã thẩm vấn tín ngưỡng tôn giáo của mình. Theo lời Ajjawi, các đặc vụ CBP đã lục soát các thiết bị điện tử của anh và có vấn đề với hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của bạn bè anh. Thị thực du học F-1 của Ajjawi đã bị hủy và anh ngay lập tức đã bị buộc phải bay trở lại Lebanon.
Vào một ngày thường, trung bình có khoảng 1,13 triệu hành khách được CBP và các sân bay, cảng biển, giao cắt đường bộ xử lý nhập cảnh, trong số đó có khoảng 800 hành khách bị từ chối nhập cảnh tại Cảng Nhập cảnh. Đôi khi, lý do từ chối nhập cảnh một hành khách là rất rõ ràng, chẳng hạn như việc khai man khi đăng ký thị thực không nhập cư hoặc đã từng có các vi phạm thị thực khi ở trên lãnh thổ Hoa Kỳ như làm việc trái phép. Tuy nhiên, CBP không bị yêu cầu phải đưa ra các lý do cụ thể khi từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ cho người có thị thực không nhập cư, và quyết định của CBP là không thể khiếu nại.
Nếu bạn đến từ Việt Nam, Philippines, hoặc Đài Loan và đã bị từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ, hãy liên hệ với luật sư di trú Hoa Kỳ của chúng tôi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Manila, và Đài Bắc để được tư vấn trực tiếp.